TOP 10 ĐẤT NƯỚC CÓ HỆ THỐNG GIÁO DỤC TỐT NHẤT THẾ GIỚI

Thứ Th 4,
15/05/2024
Đăng bởi Admin

Vào thời điểm mà thông tin ngày càng trở nên có giá trị, giáo dục được xem là vai trò chủ lực thể hiện sức mạnh và sự phát triển tổng thể của một quốc gia.

Bảng xếp hạng các quốc gia có nền giáo dục tốt nhất năm 2022 được rút ra từ một cuộc khảo sát toàn cầu với hơn 17.000 người về các câu hỏi liên quan đến hệ thống giáo dục công phát triển tốt hay không, liệu mọi người có cân nhắc việc theo học đại học hay không khi quốc gia đó có các trường đại học chất lượng hàng đầu. Từ số liệu tổng hợp của US News đã cho ra kết quả 10 quốc gia có nền giáo dục tốt nhất.

1.Hoa Kỳ là quốc gia đứng đầu với hệ thống giáo dục vô cùng chất lượng. Học sinh từ mẫu giáo đến 18 tuổi có thể học trường công, trường tư hoặc giáo dục tại nhà. Theo số liệu của Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) và Bộ Ngoại giao Mỹ vừa đưa ra, các trường đại học, cao đẳng ở Mỹ đã đón 948.519 sinh viên quốc tế trong năm học 2021-2022, tăng 3,8% so với năm học 2020-2021.

2.Vương Quốc Anh là nước có nền giáo dục phát triển thứ hai thế giới. Theo BritishEdu, nước này nhận được phản hồi rất tích cực về hệ thống giáo dục. 97% các trường cao đẳng, đại học được cho là đáp ứng đủ nhu cầu hoặc hơn thế; 88% du học sinh hài lòng về trải nghiệm giáo dục; 93% người học cao học đánh gia cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu.

Về mặt kinh tế, Anh cũng là một quốc gia có nền giáo dục đắt đỏ. Tổng số tiền chi vào giáo dục là 99 tỷ bảng, chiếm 4,5% thu nhập quốc dân.

3.  Đức, quốc gia đông dân nhất trong Liên minh Châu Âu, sở hữu một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới và đã chứng kiến vai trò của mình trong cộng đồng quốc tế ngày càng tăng kể từ khi thống nhất. Quốc gia Trung Âu này giáp với 9 quốc gia và có nhiều cảnh quan khác nhau, từ đồng bằng phía bắc kéo dài đến biển Bắc và biển Baltic đến dãy núi Bavarian Alps ở phía nam.

Đức có nền giáo dục khá đặc biệt. Bậc tiểu học của học sinh đất nước này chỉ kéo dài 4 năm. Sau đó, học sinh phải lựa chọn loại trường trung học phù hợp với nhu cầu và khả năng. Trong quá trình đánh giá, điểm số được tính trên thang 6, với 1 là cao nhất.

Đối với sinh viên quốc tế, Đức là một điểm đến lý tưởng. Với hệ đại học, các trường công miễn toàn bộ học phí cho sinh viên. Với bậc phổ thông, tổng số tiền trung bình một học sinh Đức phải trả lớn hơn các nước khác trong OECD, trong khi tỉ lệ GDP lại thấp hơn (4,3% so với 4,9%). Ngoài ra, số tiền nhà nước đầu tư cho giáo dục cũng có xu hướng tăng trong 10 năm trở lại đây.

4. Canada chiếm khoảng 2/5 diện tích lục địa Bắc Mỹ, trở thành quốc gia lớn thứ hai trên thế giới sau Nga. Đất nước này có dân cư thưa thớt, với hầu hết trong số 35,5 triệu cư dân sống trong phạm vi 125 dặm tính từ biên giới Hoa Kỳ. Vùng hoang dã rộng lớn của Canada ở phía bắc đóng một vai trò lớn trong bản sắc Canada, cũng như danh tiếng chào đón người nhập cư của đất nước.

Canada là quốc gia nằm phía bắc nước Mỹ. Học sinh tiểu học và trung học ở các trường công của đất nước này được miễn 100% học phí. Ngược lại, chi phí cho việc học trường tư hàng năm rơi vào khoảng 3.100 – 20.000 USD.

Canada có xu hướng mạnh tay đầu tư cho giáo dục. Trung bình mỗi học sinh phổ thông của quốc gia này được đầu tư 11.854 USD, ứng với 6% GDP. Một lý do giúp Canada nằm trong top 4 nền giáo dục phát triển nhất thế giới là chất lượng giảng viên. Đây là một ngành nghề khá cạnh tranh ở quốc gia này, với mức lương cao đi kèm với yêu cầu về bằng cấp, kinh nghiệm.

5Pháp: Nằm ở Tây Âu, Pháp là một trong những quốc gia lâu đời nhất thế giới và phạm vi tiếp cận của nó mở rộng ra toàn cầu thông qua khoa học, chính trị, kinh tế và có lẽ trên hết là văn hóa.

Pháp nổi tiếng với hệ thống giáo chất lượng cao phong phú trong các loại hình đào tạo, phân loại học sinh theo sở thích, học lực. Nền giáo dục Pháp định hướng rất tốt cho các học sinh ngày từ bậc trung học phổ thông. Trẻ từ 6 đến 16 tuổi ở Pháp khi đi học sẽ được nhà nước chu cấp hoàn toàn tiền học phí, gia đình sẽ chỉ phải đóng phí hội phụ huynh học sinh để mua đồ dùng học, sách vở cho các em chi phí khoảng 80 Eu một năm.

6. Thụy Sĩ, tên chính thức là Liên bang Thụy Sĩ, là một quốc gia nhỏ ở Trung Âu được tạo thành từ 16.000 dặm vuông dãy núi Alps, hồ và thung lũng được chạm khắc bởi sông băng. Đây là một trong những quốc gia giàu có nhất thế giới và đã nổi tiếng trong nhiều thế kỷ về tính trung lập.

Nhìn chung, giáo dục ở Thụy Sĩ không quá đắt như ở Anh và Mỹ. Các trường công được các bang và khu tự quản hỗ trợ đến 90% chi phí. Một điều đặc biệt ở Thụy Sĩ là tỉ lệ giáo viên nam vượt trội so với nữ (56% so với 44%).

Người dân Thụy Sĩ không hoàn toàn theo đuổi mô hình giáo dục đầu đời cho trẻ 2-7 tuổi như ở Pháp. Ở hệ đại học, Thụy Sĩ có tổng cộng 12 trường, trong đó có 10 trường thuộc sự quản lý của bang. 2 viện công nghệ liên bang tập trung đào tạo về kỹ thuật, kiến trúc và cấp bằng cử nhân được đánh giá cao trên toàn thế giới.

7. Nhật Bản, một trong những quốc gia có trình độ kỹ thuật và văn minh nhất thế giới, là một quốc gia Đông Á được tạo thành từ bốn hòn đảo chính. Trong khi phần lớn Nhật Bản được bao phủ bởi núi non và nhiều khu vực cây cối rậm rạp, thì khoảng 126 triệu dân của đất nước này lại có lối sống đô thị rõ rệt. Chịu ảnh hưởng văn hóa lâu đời từ các nước láng giềng, ngày nay đất nước này pha trộn truyền thống cổ xưa với các khía cạnh của cuộc sống phương Tây.

Nhật Bản là quốc gia châu Á duy nhất trong danh sách này. Ở Nhật, bậc tiểu học kéo dài 6 năm, cấp 2 và cấp 3 (không bắt buộc) đều kéo dài 3 năm. Một năm có 3 kỳ học bắt đầu vào ngày khai giảng 7/4 và có 3 kỳ nghỉ xuân, hè, đông.

Các trường học tại Nhật không có nhân viên lao công. Khuôn viên trường sẽ được chăm sóc bởi chính học sinh sau thời gian ăn trưa. Sau giờ học, trường tổ chức nhiều loại câu lạc bộ từ thể thao (bóng rổ, bóng chuyền, judo…) đến văn hóa (hợp xướng, kịch…)

8. Thụy Điển, giáp Na Uy ở phía tây và Biển Baltic ở phía đông, mở rộng qua phần lớn Bán đảo Scandinavi và là một trong những quốc gia lớn nhất trong Liên minh châu Âu tính theo diện tích đất liền. Thủ đô Stockholm được tuyên bố chủ quyền vào thế kỷ 16, và các tranh chấp biên giới trong suốt thời Trung cổ đã hình thành nên quốc gia ngày nay.

Giáo dục phổ thông ở Thụy Điển được chia làm 3 bậc học. Bậc đầu tiên dành cho trẻ từ 1-5 tuổi chuẩn bị đi học. Bậc thứ hai là bậc học duy nhất bắt buộc, cho học sinh từ 6-14 tuổi. Kết thúc bậc học này là bài kiểm tra Toán và ngôn ngữ (Tiếng Anh & Tiếng Thụy Điển) để xét tuyển vào trung học phổ thông. Bậc học cuối này được chia thành 3 loại: công lập, định hướng đại học và định hướng học nghề.

Trong 10 năm qua, Thụy Điển đã có nhiều thay đổi được cho là đem lại kết quả tích cực. Trong bài đánh giá định kỳ của OECD, học sinh nước này đạt điểm trên mức trung bình ở cả ba môn toán học, đọc hiểu và khoa học. Đất nước này cũng đưa công nghệ vào chương trình giảng dạy. Trên 93% học sinh trong bậc học bắt buộc biết và sử dụng Internet cho việc học (theo https://sharingsweden.se).

9Australia: Đất nước này bao gồm một số hòn đảo, đáng chú ý nhất là Tasmania. Người bản địa đã chiếm giữ vùng đất này ít nhất 40.000 năm trước khi có những khu định cư đầu tiên của người Anh vào thế kỷ 18.

Tính đến tháng 2/2021, Úc có tổng cộng 9.542 trường và hơn 4 triệu học sinh. Các gia đình có xu hướng cho con theo học trường tư, với tỉ lệ tăng 9,5% trong 5 năm qua. Trong trường học, có đến 81% cô giáo cấp 1 và 61% cô giáo cấp 2, chiếm ưu thế vượt trội so với thầy giáo (theo Australian Bureau of Statistics).

Úc cũng là một điểm đến lý tưởng cho du học sinh. Trước đại dịch, đất nước này có 738.107 du học sinh, tăng 60% so với năm 2015. Úc thu về 37,6 tỷ USD từ học sinh quốc tế, với 1/3 là Trung Quốc (theo Study in Australia). Các trường đại học Úc cũng đang dần mở cửa đón học sinh quốc tế trở lại.

10Hà Lan: Nằm dọc theo rìa của Tây Âu, Hà Lan là một vùng đất thấp ven biển có nhiều cối xay gió đặc trưng cho sự phát triển của nó xung quanh mặt nước. Ba con sông lớn của châu Âu – sông Rhine, Meuse và Schelde – chảy qua các nước láng giềng Đức và Bỉ để đổ vào các cảng sầm uất của quốc gia.

Ở đất nước này, bên cạnh trường công lập thường thấy, có nhiều trường cấp 1, cấp 2 song ngữ cho học sinh có nhu cầu học Tiếng Anh từ sớm. Hà Lan cũng là quốc gia thành thạo nhất trong việc sử dụng Tiếng Anh làm ngôn ngữ thứ hai.

Vì thế, đất nước này chào đón số lượng lớn du học sinh mỗi năm. Dưới sự hỗ trợ của chính phủ, học phí của các trường đại học chỉ từ 1.900 EUR (cho các nước EU) và 6.000 EUR (cho các nước ngoài EU). Các ngành học ở Hà Lan vô cùng đa dạng với tấm bằng đại học được công nhận trên toàn thế giới.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Công ty Cổ Phần TOSU Việt Nam

📍  Lô 15a, KĐT Minh Khang, Đường 72m, Tp Vinh, Nghệ An

☎️  0855 797 797

📧 Gmail: tosuvietnam@gmail.com

popup

Số lượng:

Tổng tiền: